Hướng dẫn chụp ảnh bằng Lumia 1020 chuyên nghiệp và nghiệp dư

Lượt xem: 7309

Hướng dẫn cho bạn cách cách sử dụng camera Nokia Lumia 1020 

Với nhiều người mới mua Nokia 1020 hoặc mới bắt đầu thích chụp, ngoài thao tác cầm máy lên và chụp với chế độ tự động, ít ai có thể tận dụng được các tính năng có sẵn của máy để có bức ảnh ưng ý hơn, hiệu ứng đẹp hơn, hay tùy biến những bức ảnh của mình trở nên sinh động hơn. Sở dĩ chụp ảnh trên Nokia 1020 làm cho những bức ảnh của bạn đẹp hơn, lung linh, sắc nét hơn là bởi nó có hiệu chỉnh tùy chỉnh các thông số cơ bản như một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Bạn chụp auto cũng đẹp rồi nhưng không quá khó để bạn có thể làm chủ được nó và hiệu chỉnh phù hợp với hoàn cảnh ánh sáng với những hoàn cảnh ánh sáng phức tạp, hay là ít sáng, sáng quá ….sẽ làm bức ảnh của bạn trở lên đẹp và chân thực hơn

Sau đây mình sẽ hướng dẫn chụp ảnh bằng Lumia 1020 cho bạn

Đầu tiên khi sử dụng camera của Nokia 1020 thì bạn phải biết camera của Nokia 1020 có những tùy chỉnh gì? Để xem các tùy chỉnh này đầu tiên, bạn bật camera lên. Bạn để ngón tay lên màn hình kéo sang trái để bật lựa chọn các tùy chỉnh, kéo bên phải để đóng lại. 

Đây là các tùy chỉnh của camera của Nokia 1020

Từ ngoài cùng bên trái là tùy chỉnh cân bằng trắng (WB). Và lần lượt nhìn sang bên phải bạn sẽ thấy tùy chỉnh lấy nét, tùy chỉnh ISO, tùy chỉnh tốc độ màn trập và tăng giảm bù trừ sáng EV... Sau đây ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các tùy chỉnh này.

1. Cân bằng trắng (WB)

Tức  là tùy theo môi trường ánh sáng khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau: ngoài trời nắng, trong bóng râm,dưới ánh đèn huỳnh quang, đèn dây tóc… giúp bạn tùy chỉnh màu sắc của bức ảnh. Để vào chế độ này bạn có thể kích vào biểu tượng WB. Một hình bán nguyệt hiện ra cho bạn 5 chế độ chọn WB ( 5 biểu tượng)

Auto: máy tự chỉnh cân bằng trắng

Bóng đèn huỳnh quang: chụp trong điều kiện có đèn chiếu sáng : đèn huỳnh quang, neon

Bóng đèn tròn dây tóc: chụp trong điều kiện sử dụng đèn dây tóc chiếu sáng.

Đám mây : chụp dưới trời có nhiều mây

Mặt trời: chụp ở điều kiện có ánh nắng

Một chút thay đổi chế độ tùy chỉnh cân bằng trắng bức ảnh thu được sẽ khác.

2.  Lấy nét

Muốn lấy nét mục tiêu  nào đó trong bức ảnh mà bạn muốn chụp để lấy nét rất là đơn giản, bạn chỉ cần trỏ tay vào đúng vị trí mục tiêu đó là được. Nokia cũng cung cấp cho bạn một công cụ để lấy nét. Bạn chọn vào biểu tượng vòng tròn nhỏ, ở trong là một ô vuông để sử dụng công cụ lấy nét. Có các chế độ lấy nét nằm trên nửa vòng tròn góc bên phải màn hình. Bạn di chuyển các chế độ này đến khi đối tượng nét nhất thì thôi. Như hình dưới

3. Tùy chỉnh ISO . 

ISO là khả năng nhạy sáng của cảm biến, Nếu bạn tăng chỉ số ISO càng cao  lên thì cảm biến càng dễ bắt ánh sáng hơn, đồng nghĩa với việc ảnh của bạn sẽ sáng hơn. Thiết lập ISO cao hơn thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống tối hơn để có tốc độ chụp cao hơn (chẵn hạn như khi muốn chụp một hành động thể thao trong nhà, có ánh sáng yếu). Tuy nhiên cái giá phải trả khi tùy chỉnh chỉ số ISO quá cao sẽ làm ảnh sẽ bị nhiểu hạt (Noise). Chỉ số càng nhỏ thì ảnh thu được sẽ sắc nét và mịn hơn vì vậy để chụp được những bức ảnh sắc nét, ít nhiễu hạt người ta thường chọn chỉ số ISO là 100. 

 4.  Tốc độ của màn trập 

- Tốc độ màn trập là một trong ba sự kiểm soát cơ bản mà các nhiếp ảnh gia sử dụng để đảm bảo lượng ánh sáng chính xác được máy ảnh ghi lại và kiểm soát ánh sáng tối hoặc sáng như thế nào trong bức ảnh cuối cùng. Tốc độ màn trập có thể được điều chỉnh bằng tay hoặc tự động .

- Khi chụp một bức ảnh, màn trập sẽ mở ra và cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đến bộ cảm biến. Khoảng thời gian màn trập mở được gọi là tốc độ màn trập.​

​- Tốc độ này có thể thay đổi bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn, máy ảnh hay người dùng có thể thích ứng với sự thay đổi cường độ ánh sáng.​

​- Thời gian màn trập mở lâu hơn, ánh sáng truyền qua ống kính nhiều hơn. Vì vậy, nếu ánh sáng rất sáng và đầy nắng, bạn thường sử dụng tốc độ màn trập rất ngắn. Ngược lại trong ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ lâu hơn, những yếu tố khác là như nhau. Ví dụ như là ​ chụp càng nhanh thì bắt chuyển động càng nhanh, nhưng bù lại ảnh sẽ tối hơn (vì màn trập đóng nhanh tức thời gian ánh sáng được phép đi vào ống kính ít đi). Ngược lại chụp càng chậm thì ảnh sáng hơn nhưng bức ảnh mà bạn thu được sẽ gặp phải tình trạng nhòe bởi vì tốc độ chậm khiến việc hậu quả của việc rung tay phản ánh rõ ràng hơn. 

Tốc độ của màn chập khác nhau sẽ giúp bạn có những tấm hình có ánh sáng khác nhau

5. Tùy chỉnh EV(+;-)

EV - Exposure Value (Exposure Compensation) : nghĩa là giá trị phơi sáng, bù trừ sáng. Chức năng của nó là giúp bạn điều chỉnh lại ánh sáng trong trường hợp bạn thấy bức ảnh bạn đang chuẩn bị chụp quá sáng hoặc quá tối. Nếu mà bức ảnh của bạn quá sáng thì bạn chọn mức trừ (-1, -2,-3..) để giảm bớt độ sáng đi. Ngược lại  thì bạn chọn mức cộng (+1,+2,+3...) để tăng độ sáng lên. 

Ánh sáng của các bức ảnh khác nhau khi điều chỉnh EV ở các mức khác nhau

6.  Zoom: Nokia 1020 có thể zoom cực đại để phóng lớn những chi tiết nhỏ nhất trong bức ảnh mà không hề vỡ nét. Để zoom bạn chỉ cần đặt tay vào màn hình vuốt về phía trước để zoom và ngược lại

Hình ảnh cánh chuồn chuồn khi zoom để chụp ảnh

6. Ngoài ra bạn còn có thể tùy chỉnh 1 số tùy chọn khác của camera Nokia Lumia 1020 ở nút menu

- Sử dụng camera trước ( use front camera)

- Độ trễ màn trập (Sutter delay) : máy sẽ chờ 3 giây sau khi bạn nhấn nút chụp thì mới thật sự ghi hình

...

 

Qua bài hướng dẫn sử dụng camera Nokia Lumia 1020 bạn đã biết sử dụng camera của mình như thế nào chưa ? Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tận dụng thêm được các tính năng tùy chỉnh của camera trong máy của bạn.

Chúc bạn thành công. 

Gợi ý cho bạn